Bối cảnh Không_chiến_tại_Anh_Quốc

Thủ tướng Anh Winston Churchill

Trong giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, các cuộc tiến công của Đức trên lục địa đã giành nhiều thắng lợi với sự hỗ trợ đắc lực của lực lượng không quân Luftwaffe hùng hậu. Ngày 10 tháng 5, Đức Quốc xã bắt đầu cuộc xâm chiếm nước Pháp, và cùng ngày hôm đó Winston Churchill lên nhận chức thủ tướng Anh. Bộ tư lệnh Tiêm kích RAF lúc này vô cùng thiếu thốn các phi công có kinh nghiệm và máy bay, nhưng bất chấp phản đối của tư lệnh không quân Hugh Dowding là nên giữ không quân phòng thủ trong nước để bảo toàn lực lượng, Churchill vẫn phái các đội bay tiêm kích tới hỗ trợ các chiến dịch tại Pháp,[41] và tại đó RAF đã chịu thiệt hại nặng nề.[42]

Sau một chuỗi những thắng lợi rực rỡ, nước Đức Quốc xã đã thôn tính được phần lớn lãnh thổ Trung và Tây Âu từ Ba Lan đến Pháp, cùng với Đan Mạch và Na Uy. Sau khi cuộc sơ tán khỏi Dunkirk kết thúc và nước Pháp đầu hàng ngày 22 tháng 6 năm 1940, Adolf Hitler tập trung chú ý chủ yếu vào khả năng tấn công xâm lược Liên Xô,[43] ông ta hy vọng có thể đàm phán hòa bình với nước Anh, và đã không tiến hành chuẩn bị cho cuộc tấn công đổ bộ lên bờ biển đối phương[44] khi tin rằng nước Anh, đã bị đánh bại trên lục địa và không còn đồng minh ở châu Âu, sẽ nhanh chóng đi đến thỏa hiệp.[45] Mặc dù Bộ trưởng ngoại giao Huân tước Halifax và một bộ phận công chúng Anh cùng những cảm tính chính trị thiên về một cuộc đàm phán hòa bình với nước Đức, Winston Churchill, người mới nhận chức Thủ tướng, cùng đa số thành viên nội các của ông ta đã từ chối việc xem xét đình chiến với Hitler.[46] Thay vào đó, Churchill, với tài hùng biện của mình, đã vận động tinh thần dân chúng chống lại sự thỏa hiệp, và chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh lâu dài.

Ngày 11 tháng 7, Đại Đô đốc Erich Raeder, tổng tư lệnh Hải quân Đức Quốc xã (Kriegsmarine), đã nói với Hitler rằng một cuộc xâm lược chỉ có thể tính đến như một phương sách cuối cùng, và chỉ khi có ưu thế tuyệt đối trên không. Hải quân Đức gần như bị tê liệt sau chiến dịch Na Uy, với rất nhiều tàu thuyền bị đánh đắm hay hư hỏng, trong khi Hải quân Hoàng gia Anh vẫn còn hơn 50 tàu khu trục, 21 tàu tuần dương và 8 tàu chiến thuộc Hạm đội Nhà của Anh.[47][48][gc 14] Lực lượng hải quân suy yếu của Đức có rất ít cơ hội ngăn cản sự can thiệp của Hải quân Anh. Lựa chọn duy nhất là sử dụng các máy bay ném bom bổ nhàomáy bay phóng ngư lôi của không quân Đức để giành lấy ưu thế trên không nhằm tiến hành chiến dịch có hiệu quả.

Ngày 16 tháng 7, dù đã đồng ý với Raeder, Hitler vẫn ra lệnh chuẩn bị một kế hoạch xâm lược nước Anh;[50] ông ta hy vọng những thông tin về sự chuẩn bị này sẽ uy hiếp được người Anh tiến hành đàm phán hòa bình. Trích "Chỉ thị số 16; Về việc chuẩn bị chiến dịch đổ bộ chống Anh":[51][52]

Do nước Anh, bất chấp tình thế quân sự tuyệt vọng của mình, vẫn không có dấu hiệu chuẩn bị cho đàm phán, tôi quyết định chuẩn bị một chiến dịch đổ bộ chống lại Anh và, nếu cần thiết, sẽ tiến hành nó. Mục tiêu của chiến dịch này là loại bỏ chính quốc Anh như một căn cứ cho cuộc chiến tranh tiếp diễn chống lại nước Đức...

2) Trong những chuẩn bị này có việc đem lại những điều kiện tiên quyết mà giúp cho cuộc đổ bộ lên đất Anh trở nên khả thi;

a) Không lực Anh phải bị hạ gục cả về phương diện tinh thần lẫn thực tế sao cho nó không thể tập hợp sức mạnh để tiến hành cuộc tấn công đáng kể nào chống lại Đức. (phần in nghiêng được thêm vào)[gc 15]

Toàn bộ công cuộc chuẩn bị phải được thực hiện cho đến giữa tháng 8.

Về vấn đề bảo mật, chỉ thị này chỉ được ban hành cho cấp Tổng tư lệnh, nhưng Hermann Göring đã chuyển nó cho các viên tư lệnh tập đoàn quân không quân của Luftwaffe bằng thông điệp radio mã hóa, và đã bị người Anh bắt sóng và giải mã thành công tại khu Hut 6 thuộc Công viên Bletchley.[53]

Hải quân Đức Kriegsmarine đã xây dựng một kế hoạch dự thảo để đánh chiếm một mũi đất hẹp trên bờ biển gần Dover, nhưng ngày 28 tháng 7 lục quân trả lời rằng họ muốn đổ bộ lên toàn bộ bờ biển phía Nam nước Anh. Hitler đã tổ chức một cuộc họp giữa các chỉ huy lục quân và hải quân ngày 31 tháng 7 tại dinh thự Berghof của mình, và đến ngày 1 tháng 8, OKW (Oberkommando der Wehrmacht - "Bộ tự lệnh Tối cao Các Lực lượng Vũ trang") đã đưa ra kế hoạch của mình.[54] Kế hoạch này, mang mật danh Unternehmen Seelöwe ("chiến dịch Sư tử biển"), đã được Bộ tư lệnh Tối cao Các lực lượng Vũ trang Đức - Oberkommando der Wehrmacht hay OKW - đệ trình và ấn định thời gian vào giữa tháng 9 năm 1940. Kế hoạch này nhằm tiến hành các cuộc đổ bộ tại bờ biển phía nam nước Anh, với sự hỗ trợ của một cuộc tấn công không vận. Cả Hitler lẫn OKW đều tin rằng không thể thực hiện cuộc đổ bộ thành công lên đất Anh cho đến khi lực lượng Không quân Hoàng gia Anh (RAF) bị vô hiệu hóa. Raeder tin rằng lợi thế về không quân có thể đem lại khả năng đổ bộ thắng lợi mặc dù đó sẽ là một chiến dịch mạo hiểm, và yêu cầu phải có "ưu thế tuyệt đối trên Eo biển của không lực chúng ta".[55]

Ngược lại, Đại Đô đốc Karl Dönitz tin rằng chỉ ưu thế về không quân là "không đủ". Ông tuyên bố rằng "chúng ta không có được quyền kiểm soát trên không hay trên biển; cũng không có điều kiện để giành được nó".[56] Một số sử gia, như Derek Robinson, đã đồng ý với Dönitz. Robinson chỉ ra rằng hải quân Anh lúc bấy giờ mạnh hơn hải quân Đức rất nhiều, sẽ khiến cho chiến dịch Sư tử biển trở thành một thảm họa và Luftwaffe không thể ngăn chặn được sự can thiệp có tính quyết định của các chiến hạm Anh, ngay cả khi có được ưu thế trên không.[57] Williamson Murray cũng cho rằng nhiệm vụ mà quân Đức phải đối mặt trong mùa hè năm 1940 là vượt quá khả năng của họ. Ba quân chủng của Đức đều không đủ sức giải quyết những vấn đề của cuộc xâm chiếm quần đảo Anh. Murray lập luận rằng hải quân Đức đã bị loại khỏi vòng chiến một cách có hiệu quả do những thiệt hại nặng nề trong chiến dịch Na Uy.[58] Ông phát biểu rằng khả năng của Kriegsmarine và Luftwaffe trong việc ngăn cản Hải quân Hoàng gia Anh tấn công hạm đội tàu xâm lược là rất đáng nghi ngờ.[59]

Luftwaffe không có đại diện tại Berghof, nhưng Göring đã tự tin rằng chiến thắng trên không là điều hoàn toàn có thể. Giống như nhiều viên tư lệnh không quân khác, kể cả của RAF, ông ta bị thuyết phục bởi quan điểm của Giulio Douhet rằng "Máy bay ném bom sẽ luôn luôn vượt qua" và nếu các cuộc tấn công vào những mục tiêu quân sự bị thất bại, việc ném bom dân thường có thể buộc chính phủ Anh phải đầu hàng.[60]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Không_chiến_tại_Anh_Quốc http://www.airforce.forces.gc.ca/v2/hst/page-eng.a... http://www.rcaf-arc.forces.gc.ca/v2/hst/page-eng.a... http://www.nfb.ca/playlist/its-oscar-time/viewing/... http://battleofbritainblog.com http://www.celebratebritain.com/ http://airlandseaweapons.devhub.com/blog/61173-fai... http://www.economist.com/blogs/easternapproaches/2... http://www.firstworldwar.com/bio/ashmore.htm http://www.life.com/image/first/in-gallery/24892/w... http://spitfiresite.com/2010/04/battle-of-britain-...